Giai phap tiet kiem nang luong trong san xuat va huong toi nen cong nghiep “xanh”

Phân tích tình hình sử dụng năng lượng tại Việt Nam cho thấy, tỷ lệ tiêu thụ năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp chiếm tới hơn 47% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc với tiềm năng tiết kiệm lên tới 30-40%. Do đó, sử dụng năng lượng xanh, sạch, tiết kiệm và hiệu quả là ưu tiên hàng đầu trong việc phát triển nền công nghiệp bền vững tại Việt Nam.

Tiết kiệm năng lượng – hướng tới nền sản xuất công nghiệp “XANH”

Đứng trước những vấn đề nhức nhối về năng lượng và an ninh năng lượng, bắt đầu từ năm 2016, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra các tiêu chí đánh giá “doanh nghiệp xanh” với các yêu cầu khắt khe về việc sử dụng năng lượng hiệu quả và ứng dụng năng lượng xanh trong sản xuất nhằm tối ưu hóa nhu cầu sử dụng điện và giảm lượng phát thải CO2.

broken image

Nỗ lực cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm lượng phát thải CO2, nhiều nhà máy đã tiến hành đánh giá việc sử dụng năng lượng và tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng xanh bằng cách thực hiện các biện pháp để giảm tổng năng lượng tiêu thụ, nhất là ở một số hệ thống năng lượng công nghiệp phổ biến và tiêu thụ nhiều năng lượng nhất như hệ thống khí nén, hệ thống lò hơi, các động cơ điện, hệ thống HVAC, bơm và quạt hoặc đầu tư vào điện mặt trời áp mái.

Các giải pháp giúp tiết kiệm năng lượng hiệu quả trong sản xuất công nghiệp

Theo đánh giá, tiềm năng kỹ thuật để tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp ở Việt Nam là từ 20 – 30%, thậm chí có những khu vực lên tới 40%. Cốt lõi của việc sử dụng năng lượng hiệu quả là việc phối hợp giữa 3 phương pháp:

  • Giám sát và cải tạo hệ thống hiện hữu theo hướng tiết kiệm năng lượng, giảm năng lượng hao phí và năng lượng không cần thiết;
  • Thay đổi thói quen và tăng ý thức tiết kiệm năng lượng của người sử dụng;
  • Áp dụng các công nghệ hiện đại, thay thế các thiết bị cũ lạc hậu bằng các thiết bị mới sử dụng ít năng lượng hơn, giúp tăng hiệu suất với cùng mức tiêu hao năng lượng, sử dụng các nguồn năng lượng mới thay thế;

1. Giám sát và cải tạo hệ thống hiện hữu theo hướng tiết kiệm năng lượng, giảm năng lượng hao phí và năng lượng không cần thiết

Tổng năng lượng tiêu tốn cho sản xuất = Năng lượng hữu ích để vận hành hệ thống + Năng lượng hao phí và Năng lượng không cần thiết.

Tiết kiệm năng lượng là giảm năng lượng tiêu tốn không cần thiết trong quá trình sản xuất. Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống kiểm toán và giám sát hiệu quả các thông số đo lường, giờ chạy của từng thiết bị tiêu thụ điện cụ thể của từng phân xưởng, qua đó can thiệp kịp thời khi thấy tình trạng tiêu thụ điện bất thường và nhanh chóng tìm ra nguyên nhân. Các giải pháp cụ thể có thể liệt kê bao gồm:

  • Kiểm soát tất cả các khu vực và hệ thống tiêu thụ nhiều năng lượng nhất như: máy nén khí, máy nghiền, lò hơi, HVAC, các động cơ công suất lớn… bố trí kế hoạch sản xuất hợp lý, hạn chế tối đa việc sử dụng các thiết bị tiêu thụ công suất điện lớn vào giờ cao điểm.
  • Thay thế các động cơ có công suất phù hợp.
  • Không để các thiết bị điện hoạt động không tải.
  • Chú ý tắt các thiết bị điện và đèn chiếu sáng không cần thiết, đặc biệt là trong thời gian nghỉ giữa ca.
  • Cần tiết kiệm tối đa điện chiếu sáng sân vườn, đường nội bộ trong các khu công nghiệp.
  • Tận dụng các nguồn nhiệt dư thừa để tái sử dụng năng lượng hiệu quả.

Song song với các giải pháp trên, để đảm bảo an toàn sản xuất, các nhà máy cần chú trọng đến việc chuẩn bị các nguồn dự phòng để đáp ứng nhu cầu sản xuất khi xảy ra thiếu điện.

2. Thay đổi thói quen và tăng ý thức tiết kiệm năng lượng của nhân công

Thói quen sử dụng điện lãng phí là nguyên nhân cốt lõi khiến các doanh nghiệp áp dụng các biện pháp tiết kiệm không hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp đã lập ủy ban giám sát để hướng dẫn, đốc thúc, theo dõi và truyền thông liên tục nhằm tăng ý thức tiết kiệm năng lượng cho nhân công. Nhiều nhà máy còn tổ chức các cuộc thi và khen thưởng cho những cá nhân, tập thể sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nhất, đồng thời áp dụng các biện pháp xử phạt cụ thể khi bắt gặp các trường hợp vi phạm. Điều này đã giúp các nhà máy kiểm soát và giảm lãng phí một cách đáng kể.

3. Áp dụng các công nghệ hiện đại, tự động hóa quy trình sản xuất và tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng “xanh”

Để đạt được hiệu quả tiết kiệm bền vững và lâu dài hơn, ngoài việc giảm năng lượng hao phí và nâng cao ý thức sử dụng điện cần kết hợp với việc áp dụng tự động hóa quá trình sản xuất, ứng dụng các công nghệ và thiết bị hiện đại trong sản xuất nhằm tối ưu hóa hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm lượng phát thải CO2. Một số công nghệ điển hình đem đến khả năng tiết kiệm điện đã được chứng minh hiệu quả như:

  • Thay thế các thiết bị công nghệ lạc hậu tốn nhiều điện năng bằng các thiết bị mới hiện đại hơn và tiêu thụ ít điện năng hơn, ứng dụng công nghệ tự động hóa trong sản xuất.
broken image

Việc thay thế bộ động cơ thường bằng servo MH800 giúp tiết kiệm đến 80% điện năng cho máy ép nhựa

  • Lắp đặt các thiết bị điện và cơ khí hiệu suất cao, bao gồm các động cơ, chiếu sáng, máy bơm, các thiết bị nhiệt và thông gió.
  • Sử dụng năng lượng tái tạo để tiết kiệm điện hoặc nhiên liệu trong các doanh nghiệp công nghiệp (điện năng lượng mặt trời, năng lượng gió, hệ thống đồng phát, hệ thống đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời…).
  • Ứng dụng biến tần điều khiển tốc độ cho các động cơ trong nhà máy theo yêu cầu thực tế: đây là phương pháp đã được chứng minh khả năng tiết kiệm năng lượng hiệu quả trong rất nhiều ứng dụng khác nhau như: máy nén khí, quạt lò hơi, máy nghiền, bơm… Ngoài hiệu quả tiết kiệm điện, sử dụng biến tần còn giúp khởi động mềm cho động cơ, bảo vệ động cơ, tránh sụt áp và giảm hư hỏng cho hệ thống cơ khí.
broken image
  • Áp dụng các công nghệ giúp đo đếm, phân tích, theo dõi và cảnh báo khi có sự cố gây rò rỉ hoặc hao tổn năng lượng, giúp nhà máy dễ dàng quản lý việc sử dụng điện.
  • Tiết kiệm năng lượng là một bài toàn lâu dài đòi hỏi các nhà máy và doanh nghiệp phải có tầm nhìn dài hạn và phải áp dụng đồng bộ và linh hoạt các giải pháp phù hợp với mô hình doanh nghiệp của mình. Việc hướng tới và đầu tư vào “nhà máy xanh” không chỉ là hoạt động chiến lược mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đồng thời còn nâng cao trách nhiệm, duy trì hình ảnh doanh nghiệp trong mối quan hệ cộng đồng. 

Nhiều năm qua, DAT đã nghiên cứu và ứng dụng thành công nhiều giải pháp đột phá trong lĩnh vực tự động hóa góp phần tiết kiệm năng lượng cho hàng ngàn doanh nghiệp trên toàn quốc. Đơn cử có thể kể đến như giải pháp sử dụng servo tiết kiệm đến 80% điện cho máy ép nhựa thủy lực; sử dụng biến tần INVT tiết kiệm 40% điện cho Công ty Thép Hòa Phát…

Ngoài ra, DAT còn là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực điện năng lượng mặt trời với các giải pháp chuyên biệt, toàn diện từ thiết kế, lắp đặt, vận hàng đến bảo hành, bảo trì nhằm đem lại hiệu suất tối ưu và gia tăng sự hiệu quả cho hàng ngàn doanh nghiệp trên cả nước. Chúng tôi đã nhận được sự tin tưởng của các khách hàng tại nhiều lĩnh vực khác nhau như Công ty Lưới điện Cao thế TP.HCM, Công ty Điện lực Cần Thơ, Công ty Cao su Phương Hậu, Công ty Solagron, Doanh nghiệp Yteco…

broken image