Có thể nhận định ngành công nghiệp thế giới đang trải qua những thay đổi lớn nhất trong hơn 100 năm qua, sản xuất thông minh là xu thế tất yếu với sự tham gia của Robot, Vạn vật kết nối (IoT), Trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (BD) hay Điện toán đám mây (Cloud Computing).
Cuộc chạy đua đón đầu công nghiệp 4.0
Lược sử 3 cuộc cách mạng công nghiệp trước đây có thể dễ nhận thấy một điểm chung là mỗi cuộc cách mạng đều đánh dấu với một phát minh đột phá trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 diễn ra đầu tiên ở Anh với sự kiện James Watt phát minh ra động cơ hơi nước biến nền kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ dựa trên lao động chân tay sang nền kinh tế máy móc công nghiệp quy mô lớn. Đến cuộc cách mạng lần thứ 2, thế giới lại bước thêm một bước tiến mới trong sản xuất công nghiệp với sáng chế về động cơ điện, phát minh điện tử, mở đầu kỷ nguyên điện khí hóa thúc đẩy sự phát triển của hàng loạt các ngành công nghiệp khác như luyện kim, chế tạo máy, đóng tàu, công nghiệp quân sự; giao thông vận tải, công nghiệp hóa chất. Cuộc cách mạng công nghiệp lần 3 diễn ra sau Chiến tranh thế giới thứ II với sự ra đời của sản xuất tự động dựa vào máy tính, thiết bị điện tử và Internet, tạo nên một thế giới kết nối đem đến cho con người những sản phẩm công nghệ cao tương đối hoàn chỉnh với những phương thức hoạt động mới.
Như một tiến trình tất yếu, cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 mà chúng ta đang trải qua được thúc đẩy bởi các tiến bộ công nghệ vượt bậc. Khái niệm “Công nghiệp 4.0” được bắt nguồn từ chính phủ Đức nằm trong một chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất. Đặc trưng của nó là tạo ra các nhà máy thông minh qua việc tối ưu tự động hóa quy trình, cấu trúc theo dạng module, hệ thống giám sát thực – ảo. Đây được gọi là cuộc cách mạng số, thông qua các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC)… để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số. Cuộc cách mạng này đang từng ngày chứng minh sự tác động mạnh mẽ và khả tín đối với mọi mặt trong đời sống xã hội.
Người nào nắm được công nghệ người đó có khả năng quyết định cuộc chơi. Sự thâm nhập sâu rộng của cuộc cách mạng này được khởi phát từ ngành công nghiệp, do đó các tập đoàn sản xuất và tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới hiện nay tăng cường ứng dụng các tiến bộ của cách mạng 4.0, tham gia cuộc đua đón đầu, chiếm lĩnh ưu thế về công nghệ trong lĩnh vực sản xuất. Hàng loạt những sản phẩm công nghệ, máy móc công nghiệp thông minh ra đời, các phương thức kết nối vận hành cũng hoàn toàn khác biệt, đem lại hiệu suất vận hành không tưởng cho nền công nghiệp hiện đại.
Ứng dụng công nghệ số điều khiển và giám sát các quy trình một cách tự động là nền tảng của nền sản xuất công nghiệp 4.0
Với các nhà máy sản xuất, muốn cải tiến cả hệ thống để hướng tới công nghiệp 4.0 phải tiến hành thay đổi từng bước, trong đó việc thay đổi công nghệ điều khiển là tối quan trọng. Các phương thức điều khiển cũ mang tính cục bộ, rời rạc, đơn thuần cơ học đã hoàn toàn không còn phù hợp cho phương thức sản xuất mới. Thời đại công nghiệp số hóa đòi hỏi các hoạt động vận hành được điều khiển bởi các thuật toán phức tạp, máy móc đa dạng với mạng lưới thiết bị được kết nối đồng bộ sử dụng hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu (SCADA), giám sát vận hành thông qua internet, thu thập dữ liệu từ thiết bị để đưa ra cảnh báo kịp thời giúp doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm chi phí bảo trì hệ thống, gia tăng hiệu suất với chi phí thấp hơn mà còn tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững.
Là một trong những hãng lớn và uy tín trên thế giới trong lĩnh vực công nghệ điều khiển với hệ thống sản phẩm biến tần, thiết bị tự động hóa và năng lượng điện, INVT hiểu được xu thế tất yếu thời đại và những nhu cầu thiết thực từ các doanh nghiệp sản xuất nên không ngừng nghiên cứu và phát triển các dòng sản phẩm tiên tiến đáp ứng xu hướng Công nghiệp 4.0. Một dòng biến tần cao cấp đáp ứng nền tảng số hóa giúp các nhà sản xuất tiếp cận trực tiếp với công nghiệp 4.0 đã được INVT cho ra mắt năm 2019 – Siêu biến tần GD350.
Siêu biến tần GD350 được nhà sản xuất tích hợp công nghệ điện toán đám mây và IoT, hỗ trợ card Bluetooth/Wifi tùy chọn để đáp ứng truyền thông không dây, đồng thời với Wifi card, người dùng có thể giám sát và vận hành thông qua hệ thống IoT theo thời gian thực. Điều đó có nghĩa GD350 hỗ trợ người dùng cài đặt và chỉnh sửa thông số hoạt động của máy thông qua Bluetooth và internet, sử dụng ứng dụng trên điện thoại hoặc máy tính thay cho bàn phím truyền thống. Từ nay người dùng có thể hiệu chỉnh, giám sát và điều khiển thiết bị một cách đơn giản, dễ dàng mà không cần mở tủ điện điều khiển. Ngoài ra ứng dụng còn hỗ trợ người dùng chẩn đoán lỗi, cảnh báo và giám sát hoạt động của thiết bị một cách tự động. Điểm đặc biệt ở biến tần INVT GD350 khiến các doanh nghiệp không thể bỏ qua đó là khả năng mở rộng không giới hạn với nhiều loại card mở rộng khác nhau: PLC card (128kB), I/O card, card truyền thông (với nhiều chuẩn truyền thông đa dạng), card PG, v.v…., khả năng điều khiển nhiều loại động cơ khác nhau từ động cơ không đồng bộ, động cơ servo không đồng bộ (ASM), động cơ đồng bộ đến các động cơ truyền động trực tiếp, động cơ spindle, động cơ tần số thay đổi… với hiệu suất cao.
Sự linh hoạt, hiệu suất cao kết hợp với những tính năng vận hành nhà máy một cách tự động thông minh cùng nhiều giao thức kết nối hiện đại của GD350 giúp doanh các nghiệp sẵn sàng với công nghiệp 4.0, mang lại hiệu quả cao cũng như đơn giản hóa việc sản xuất và vận hành. Sản phẩm đã được DAT cung cấp ra thị trường Việt Nam.
Mọi yêu cầu tư vấn về sản phẩm, giải pháp quý khách hàng, đối tác vui lòng liên hệ ngay với DAT qua HOTLINE 1800 6567 (miễn phí cước cuộc gọi) để được giải đáp.
Chi tiết bài viết: https://dattech.com.vn/sieu-bien-tan-cao-cap-dap-ung-nen-tang-4-0/